10 Lời khuyên vô ích nhất khi thèm thuốc lá

10 Lời khuyên vô ích nhất khi thèm thuốc lá

Cai thuốc lá TLTV - Với kinh nghiệm 10 năm hút thuốc, trung bình 1 ngày 1 bao, và 3 lần cố bỏ thuốc nhưng không hiệu quả. Với riêng cá nhân tôi thấy, đây là 10 lời khuyên vô ích nhất khi thèm thuốc lá

10-Loi-khuyen-vo-ich-nhat-khi-them-thuoc-la

1.     Nhắc nhở mình về các hậu quả tiêu cực của hút thuốc: Nhắc nhở bản thân về những hậu quả tiêu cực của việc hút thuốc, bao gồm cảm giác không thoải mái sau khi hút và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Đã quá nhiều thông tin nói về tác hại của thuốc lá rồi, nhưng tỷ lệ người sử dụng thuốc lá hàng năm vẫn rất cao. Trong khi tỷ lệ người thực sự cai được thuốc lá lại quá thấp. Và hãy thành thật đi, hầu như ai hút thuốc cũng đều biết dù ít dù nhiều tác hại của nó, nhưng họ chỉ đơn giản là dối trá bản thân để lờ nó đi và tiếp tục hút. Tất nhiên, những điều này không đủ động lực để bạn ngừng tiếp tục châm 1 điếu thuốc và nhắc nhở bản thân rằng: “Bây giờ chưa phải thời điểm thích hợp để bỏ thuốc”

2.     Lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược chống lại cơn thèm: Xây dựng một kế hoạch chi tiết để đối phó với cơn thèm thuốc lá, bao gồm việc xác định các tình huống kích thích, mục tiêu và phương pháp để kiểm soát cơn thèm.

Bỏ thuốc lá không phải là việc lên 1 kế hoạch marketing hay 1 chiến dịch quân sự. Không cần phải đao to búa lớn, phức tạp mọi thứ như vậy. Vì chúng ta sinh ra đã được lập trình để thích những thứ đơn giản, thế nên, khi nghĩ nó quá phức tạp, bạn thậm chí còn chẳng muốn bắt đầu.

3.     Tìm hiểu về cách kiểm soát cơn thèm: Tìm hiểu về các kỹ thuật và chiến lược kiểm soát cơn thèm thuốc lá từ các nguồn đáng tin cậy như các cuốn sách, tài liệu, hoặc các trang web chuyên về cai thuốc lá.

Vâng, hãy thừ làm điều đó và não bạn sẽ rối như cái bánh gối với hàng tá thứ “chiến lược” cùng hàng chục bài luận văn nói về tác hại của thuốc lá và các liệu pháp thay thế abczyz … Rồi với tâm trạng căng thẳng và bối rối … giải pháp của bạn sẽ là châm lửa và rít 1 hơi thuốc thật sâu.

4.     Thực hiện các kỹ thuật thư giãn: Thực hiện các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, yoga, hoặc thiền để giúp giảm căng thẳng và cảm giác lo lắng.

Nếu bạn đang không làm bất kỳ việc gì và ở nhà chỉ ăn và học cách từ bỏ thuốc lá thì ok good ! Hãy hít thở sâu và thiều định. Nhưng cuộc sống của bạn vẫn đang trong vòng cơm – áo – gạo – tiền thì việc này là không khả thi.

5.     Tìm hoạt động thay thế: Tìm những hoạt động thay thế tích cực như đi dạo, tập thể dục, hoặc tham gia vào một hoạt động mà bạn thích để phân tâm và giảm bớt cảm giác muốn hút thuốc.

Khi bạn nghiện thuốc, bạn hút thuốc ở mọi nơi, trong mọi hoạt động mà chỉ cần có 2 phút rảnh rỗi. Bạn hút ở: quán trà đá, quán café, ban công nhà của bạn, hành lang công ty bạn, thậm chí khi hoạt động thể thao như đá bóng lúc nghỉ giữa 2 hiệp bạn cũng tìm ngay 1 điếu để phì phèo. Bạn hút lúc bạn vui vẻ, khi bạn buồn chán, khi căng thẳng, khi tập trung, thậm chí lúc hưng phấn và thư giãn nhất bạn cũng hút => Tóm lại, khi là 1 con nghiện, bạn hút thuốc ở bất kỳ đâu, vào bất kể thời gian nào => Vậy bạn định thay thế nó bằng hoạt động nào mới có hiệu quả ?

6.     Chuẩn bị các mặt hàng thay thế: Mang theo những thứ như kẹo cao su không đường, cà phê không đường, hoặc nước trái cây để giúp giảm bớt cơn thèm.

Công việc hàng ngày của bạn là gì ? Hàng ngày trước khi ra khỏi nhà bạn có phải mang theo những đồ dùng, vật dụng phục vụ cho công việc của bạn không ? Và nếu bạn đang là một người công nhân trên công trường xây dựng với hàng tá thứ đồ lỉnh kỉnh phải mang theo, bạn có chắc bạn sẽ muốn mang theo người thêm bất kỳ thứ gì nữa ? Và rồi bạn sẽ để nước trái cây, café … ở đâu ? Bạn sẽ bảo quản những thứ đó như thế nào khi làm việc ?

7.     Sử dụng liệu pháp thay thế nicotine: Một số người trong giai đoạn đầu cai thuốc lá có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng liệu pháp thay thế nicotine như kẹo cao su, thuốc viên, miếng dán. Những sản phẩm này có thể giảm cảm giác khó chịu khi ngừng hút thuốc.

Bạn đang gặp vấn đề với cơn nghiện Nicotine nhưng bạn định sử dụng một vấn đề khác để thay thế cho vấn đề đang tồn tại ? Bạn định nuôi con quái vật nhỏ bé Nicotine bằng cách cho nó ăn ít hơn ? Hay khi bạn kìm hãm cơn đói của nó, đến bữa sau nó sẽ đòi hỏi bạn rít nhiều hơn để thỏa mãn cơn đói ?

8.     Cố gắng cắt giảm việc hút thuốc bằng cách đặt ra mục tiêu chỉ hút 1 điếu vào 1 khung giờ nhất định trong ngày

Thành thật đi, có phải khi bạn nhịn hút nửa ngày, thì điếu thuốc tiếp theo của bạn sẽ là điếu ngon nhất bạn từng hút. Vậy bạn đang bỏ thuốc hay bạn đang cố kìm chế bản thân để được đón nhận món quà Nicotine của ông già Noel ? Bạn đang tự biến việc chờ đợi để hút điếu thuốc kế tiếp trở thành 1 đặc ân, 1 món quà của tạo hóa, bạn sẽ chân trọng từng hơi của điếu thuốc đó, cảm nhận trọn vẹn nó vì bạn biết mình sẽ phải chia tay nó sau vài tiếng nữa. Thật thảm hại ! Bạn định tôn sùng và khao khát thứ đang hủy hoại cuộc đời bạn.

9.     Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu cảm thấy cơn thèm quá mạnh mẽ và khó kiểm soát, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình hoặc nhóm hỗ trợ cai thuốc lá.

Bỏ thuốc lá chỉ là cuộc chiến của bạn với con quái vật Nicotine đang tồn tại trong cơ thể bạn, nó thao túng tâm trí bạn, đòi hỏi bạn nuôi sống nó hàng giờ, bạn là người hiểu nó nhất => Và nếu bạn là 1 người đàn ông, bạn không tự giải quyết vấn đề của mình mà định tìm lời khuyên từ những người phụ nữ thậm chí còn chưa bao biết cảm giác hút 1 điếu thuốc ? Hay bạn định tham gia vào 1 nhóm “người cùng hoàn cảnh” nào đó trên mạng và nói toàn thứ tào lao bí đao mất thời gian, kêu than ngụy biện cho những lý do để bạn tiếp tục sử dụng thứ chết người này. Đừng yếu đuối như vậy ! Sự thật là nếu đủ quyết tâm, và đúng cách bạn sẽ chấm dứt nguồn nuôi sống con quái vật Nicotine nhỏ bé kia luôn và ngay chứ chẳng cần ai hỗ trợ, an ủi động viên.

10. Tìm kiếm trợ giúp chuyên môn: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn thèm và mong muốn hút thuốc, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia y tế hoặc các chương trình hỗ trợ cai thuốc lá.

Ok, nếu bạn là người tin vào truyền thống và những lý thuyết thì hãy thử. Nhưng hãy nghĩ xem: tại sao hàng thập kỷ qua dựa vào những phương pháp này mà tỷ lệ người cai được hoàn toàn thuốc lá vẫn thấp đến khó hiểu như vậy ? (Dữ liệu từ WHO cho biết: Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ cai nghiện thuốc lá thực tế rất thấp với khoảng 8% người hút thuốc lá có thể cai nghiện được thành công, nhưng trong đó lại có đến 90-95% người tái nghiện. Tức là chỉ có chưa tới 1% người cai thuốc lá thành công hoàn toàn). Không thể có kết quả mới với những cách làm cũ !


Previous
Next Post »
0 Komentar